Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
*Để điều trị bệnh loạn cơ thái dương hàm, bác sĩ vừa tiến hành điều trị triệu chứng, vừa phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị có thể gồm hai loại:
A-Điều trị không can thiệp thực thể .
B-Điều trị can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai.
1-Điều trị không can thiệp thực thể như các biện pháp:
a-Điều trị nội khoa (dùng thuốc): chủ yếu là điều trị triệu chứng.
- Tuỳ thuộc triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng các loại thuốc khác nhau.
-Thuốc điều trị bao gồm thuốc an thần giải lo âu như diazepam, dogmatil; giãn cơ như Decontractly, mydocalm, myonal; thuốc chống viêm không corticoid như aspirin, diclofenac,ibuprofen... đường toàn thân. Corticoid tiêm tại chỗ khớp thái dương hàm làm giảm đau khá tốt.
b- Tâm lý trị liệu: như xoa nắn khớp, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới,bài tập chức năng trong những bệnh nhân RLKTDH đã được phẩu thuật.
2-Điều trị can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn như: mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…
a- Máng nhai
Máng nhai là một khí cụ được đặt giữa hai cung răng, thường được làm bằng nhựa trong suốt.
Nhằm phục hồi tạm thời khớp cắn chức năng, từ đó tác động giãn cơ : vừa điều trị triệu chứng, vừa điều trị nguyên nhân (tạm thời).
Là một thử nghiệm chẩn đoán liên quan giữa rối loạn khớp cắn và rối loạn khớp thái TDH, trước khi quyết định can thiệp khớp cắn.
Thường mang vào ban đêm khi đi ngủ trong thời gian 3 - 6 tháng.
Máng nhai là điều tri có tính hoàn nguyên, thường đươc lưa chon đầu tiên trong điều tri RLKTDH. Nhưng không phải là giải pháp triệt để trong điều tri RLKTDH.
b-Điều chỉnh khớp cắn bằng mài chỉnh hay tái tạo hướng dẫn răng nanh:
Mài chỉnh khớp cắn hay tái tạo hướng dẫn răng nanh thường chỉ thực hiện sau khi mang máng nhai từ 6 tuần đến 3 tháng, giúp sự tiếp xúc răng được đều và tốt hơn, làm cho vận động hàm dưới được trơn tru, dễ dàng hơn. Mài chỉnh khớp được thực hiện trong nhiều lần điều trị và xem đáp ứng.
c-Tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng phục hình răng hay chỉnh nha:
Trường hợp rối loạn khớp cắn trầm trọng, không thể điều trị bằng mài chỉnh khớp cắn, sẽ được tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng giải pháp phục hình, chỉnh nha hoặc phẫu thuật chỉnh hình xương.
d-Nhổ răng:các răng mọc lệch,kẹt,trồi…cản trở vận động trượt của hàm dưới.
e- Phẫu thuật nội soi khớp đơn giản:
Phẫu thuật nội soi khớp được chỉ định khi không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn.
f- Phẫu thuật nội soi khớp phức tạp và vi phẩu thuật tạo hình khớp:
Phẫu thuật nội soi khớp phức tạp và vi phẫu thuật tạo hình khớp được chỉ định khi không đáp ứng với nội soi khớp đơn giản. Nội soi khớp phức tạp được thực hiện tại bệnh viên dưới gây mê.
Chú ý: Điều trị can thiệp khớp cắn (máng nhai, mài chỉnh khớp cắn, tái tạo khớp cắn toàn bộ) là điều trị bắt buộc trước khi tiến hành can thiệp tại khớp. Nếu tình trạng bệnh lý khớp không cải thiện mới tiến hành can thiệp tại khớp. Thời gian theo dõi, đánh giá đáp ứng điều trị từ 2 tháng đến 6 tháng.