Nhổ răng khi nào?

Khi nào cần nhổ răng?

1-Chỉ định:

* Sâu răng: Khi sâu răng đã quá trầm trọng, không thể trám hay điều trị nội nha(chữa tủy) được nữa thì cần phải nhổ.

* Bệnh nha chu:  trong trường hợp răng bị lung lay đáng kể do xương ổ răng bao bọc xung quanh răng đã bị tiêu huỷ,nướu tụt nghiêm trọng không thể phục hồi được nữa. Việc nhổ răng là phương án đơn giản và tiết kiệm nhất.

* Răng mọc lệch,kẹt: Phổ biến nhất là răng nanh hàm trên và răng khôn. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch thì nhổ răng là cách duy nhất để ngăn chặn những tình huống xấu hơn có thể xảy ra như:kẹt thức ăn gây sâu mặt bên răng kế cận...

 *Răng dư: ảnh hưởng chức năng hoặc thẩm mỹ hoặc không có chúc năng.

 *Chuẩn bị cho điều trị ung thư(xạ trị):những răng có nguy cơ nhiễm trùng nặng,tiên lương giữ lại để hồi phục kém.

* Chỉnh hình răng: Đôi khi cần nhổ răng để tạo những khoảng trống cần thiết cho điều trị chỉnh hình răng.

Chấn thương: trong những trường hợp gãy răng, gãy chân răng, không thể chữa trị được bằng phương pháp trám răng hay phục hình. 

* Yếu tố kinh tế: Một số ít người chọn phương án nhổ răng đau, răng sâu thay vì chọn biện pháp trám răng, chữa răng tốn kém vì lý do kinh tế.

2-Chống chỉ định:

Trong một số trường hợp, việc nhổ răng cần phải đình chỉ tạm thời:

*Nhiễm trùng: Nhiễm trùng lây lan từ răng xuống xương và sang mô nướu xung quanh. Thuốc tê sẽ không có tác dụng nếu vẫn cứ nhổ thì bệnh nhân sẽ rất đau.Ngoài ra do sự khuyếch tán của thuốc tê,nhiễm trùng có thể xâm nhập,lan ra khắp cơ thể theo đường máu. Như vậy, cần tạm thời hoãn nhổ răng đến khi nhiễm trùng đã được chữa trị bằng kháng sinh.
*Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máuví dụ như Warfarin hoặc thuốc giảm đau Aspirin.. việc nhổ răng sẽ gây nguy cơ mất máu trầm trọng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường răng chỉ được nhổ khi bạn đã ngừng sử dụng các thuốc nói trên ít nhất là 3 ngày. 

*Nếu bạn trải qua ca phẫu thuật tim trong khoảng 6 tháng trước đó thì nhổ răng chỉ được thực hiện khi bạn đã được dùng kháng sinh tăng cường, chống nhiễm trùng.

*Đã hoàn tất xạ trị vùng hàm mặt trong vòng 6 tháng,phải có ý kiến bs chuyên khoa.

*Phụ nữ có thai: nếu không có yêu cầu khẩn cấp thì không cần nhổ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

*Một số bệnh lý toàn thân khác cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi nhổ răng. 

*Các bệnh nhân có thể trạng yếu, tuổi cao, tiền sử dị ứng cũng cần theo dõi kỹ khi nhổ răng.

3-Hậu quả của việc mất răng:

Trong quá trình khám răng miệng,kết hợp chẩn đoán cận lâm sàng (X-quang,CT...) bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn nhiều cách chữa trị khác nhau thay vì phải nhổ răng.

Mặc dù việc nhổ răng có thể đỡ tốn chi phí, nhưng về lâu dài thì nó rất tốn kém so với những cách chữa trị khác.

Khi bạn giữ được chân răng thật thì có thể phục hồi lại răng đó y như thật mà không cần phải mài răng còn nguyên kế bên hoặc cắm ghép Implant thay thế răng đã mất...

Khi một hoặc nhiều răng đã nhổ  thì những răng kế đó sẽ có khuynh hướng thay đổi vị trí hay bị nghiêng,hoặc răng đối diện sẽ trồi xuống, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ răng miệng của bạn.Thậm chí có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến chức năng nhai của bạn cũng như ảnh hưởng khớp thái dương hàm.

 

Để tránh những vấn đề phức tạp trên, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giữ lại răng và nếu răng đó thực sự giữ lại được,có thể phục hồi được và  thực hiện được chức năng ăn nhai tốt...

 

 

Dịch vụ khác
» Nhổ răng khi nào?